Vi chất dinh dưỡng nào sẽ thiếu hụt nếu trẻ không đáp ứng chế độ ăn?

Thứ 3, 06.10.2020 | 00:00:00
418 lượt xem

3 năm đầu đời là cột mốc quan trọng để trẻ phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Nhưng đây cũng là giai đoạn “khó nhằn” nhất. Bởi con rất dễ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng do chế độ ăn không đảm bảo, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Thiếu vi chất dinh dưỡng, con đánh mất “thời điểm vàng” phát triển toàn diện

Ngày nay, giữa vô vàn thông tin về bí quyết, mẹo mực nuôi dạy con - khi mà bạn mải chạy theo các “bí kíp” tăng trưởng chiều cao, kích hoạt trí tuệ - bạn có thể quên mất con yêu của mình đánh mất cơ hội phát triển toàn diện vì thiếu vi chất dinh dưỡng.

3 năm đầu đời là “thời điểm vàng” để trẻ phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé rất dễ thiếu vi chất dinh dưỡng.

Khác với người lớn tự nhận thức “ăn gì thì tốt cho sức khỏe”, trẻ nhỏ khi làm quen với thức ăn thường chỉ chọn những món theo sở thích. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.

Ngoài ra, bộ máy tiêu hóa và chức năng hấp thu của trẻ ở tuổi này chưa hoàn thiện, nên các thiếu sót trong nuôi dưỡng như ăn ít, ăn nhanh, ăn không đủ bữa cũng khiến trẻ không được cung cấp đủ vi chất.

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khiến trẻ dễ thua bạn cùng trang lứa (ảnh minh họa)

Thêm nữa, bắt đầu từ lúc ăn dặm (tháng thứ 6 trở đi) là giai đoạn giao thoa giữa miễn dịch thụ động (kháng thể truyền từ sữa mẹ) và miễn dịch chủ động (cơ thể bé tự sản xuất) nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng..

Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ “đói” vi chất dinh dưỡng

Cơ thể không tự tổng hợp được vi chất dinh dưỡng mà phải dung nạp từ thực phẩm, nhưng chúng ta lại không thể nhìn hay cảm nhận bằng mắt thường nên khó nhận định thiếu hay đủ.

Dưới đây là các vi chất trẻ nhỏ thường thiếu hụt và cách nhận biết:


Biểu hiệnHệ lụy
Thiếu sắtSắc da của trẻ nhợt nhạt, xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt); tóc khô, móng tay mềm, dễ gãy. Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu sắt, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đi học kém tập trung, giảm trí nhớ. Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến tăng nhịp tim, khó thở.
Thiếu canxiTrẻ chậm mọc răng, đổ nhiều mồ hôi (nhất là lúc ngủ), tóc rụng vành khăn, ngủ không yên giấc, dễ cáu giận, hay kêu nhức mỏi chân tay.Thiếu canxi khiến trẻ còi xương, chậm biết đi, xương khớp không bình thường; trẻ chậm mọc răng, sâu răng, răng mọc không đều…
Thiếu i-ốtTrẻ có dấu hiệu rụng lông/tóc, táo bón, vàng da, sợ lạnh; trí tuệ chậm phát triển, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng…Trẻ dễ bị thấp còi, tổn thương các tế bào thần kinh. Nếu thiếu i-ốt từ trong bụng mẹ, khi ra đời bị suy giáp bẩm sinh, trẻ lớn hơn có thể bị đần độn, bướu cổ.
Thiếu kẽmRối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, ăn uống kém, chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch…Trẻ chậm phát triển thể lực, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm khả năng sinh sản.
Thiếu vitaminTóc khô, rụng; lợi sưng, chảy máu; viêm da, giảm cân, khô mắt, quáng gà, chán ăn, mệt mỏi…Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần kém, hệ miễn dịch kém, dễ mọc mụn nhiệt, đầu lưỡi sưng, môi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng…


Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi (ảnh minh họa)

Làm gì để con yêu không thiếu vi chất dinh dưỡng?

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, để trẻ không thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, phương cách an toàn nhất vẫn là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất. Trong đó, ba mẹ nên chú ý các điểm sau:

- Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể, cố gắng cho trẻ bú đến 18-24 tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

- Thức ǎn cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Khi trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai. Do vậy, không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa.

- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là lượng muối trong thức ăn.

- Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng. Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.

- Cần cho trẻ uống đủ nước: 100ml/kg/ngày, nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ do việc bảo quản, nấu nướng thức ăn không hợp lý cũng  có thể làm phân hủy và mất đi một số chất cần thiết.

Do đó, để bổ sung dễ dàng hơn vi chất cần thiết, phụ huynh có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung chứa các vitamin và khoáng chất dễ thiếu hụt như sắt, kẽm, i-ốt, canxi, các loại vitamin như A, C, D, nhóm B (B1, B2, B6, B9), đặc biệt là có L-Lysin nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ gia tăng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch ở trẻ.


Suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/vi-chat-dinh-duong-nao-se-thieu-hut-neu-tre-khong-dap-ung-che-do-an-n181045.html

  • Từ khóa