Trả lời bạn xem truyền hình ngày 01/06/2021

Thứ 3, 01.06.2021 | 15:27:26
687 lượt xem

Câu 1. Ông Trần Thanh Hà, trú tại xã Đội Cân, huyện Tràng Định hỏi: Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân bị xử lý hình sự như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2023 đã quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, bị xử lý về hình sự.

Tội phạm được nhận diện như sau:

1. Khách thể của tội phạm

Bầu cử là hoạt động rất quan trọng để xây dựng bộ này nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Trưng cầu ý dân để phát huy trí tuệ, vai trò của nhân dân của nhân dân đối với công việc hệ trọng của đất nước. Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là bằng những thủ đoạn khác nhau làm cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân không phản ánh đúng với thực tế khách quan. Các quyền bầu cử, ứng cử, quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Trưng cầu ý dân.

Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước trong thực hiện việc bầu cử, việc trưng cầu ý dân. Đồng thời cũng xâm phạm quyền bầu cử, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân.

2. Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện bằng các hành chủ yếu sau:

-Sửa chữa các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc bầu cử, việc trưng cầu ý dân, làm giấy tờ giả;

- Sửa chữa, thay đổi số phiếu đã bầu cử, phiếu trưng cầu ý dân như bớt số phiếu của người này, tăng số phiếu của người kia, đưa phiếu giả mạo vào để kiểm phiếu…

- Dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân như thay thùng phiếu thật bằng thùng phiếu giả; lấy cắp biên bản kiểm phiếu, thay bằng biên bản kiểm phiếu khác; sửa biên bản trưng cầu ý dân theo ý đồ của người phạm tội.

3. Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội. Đồng thời phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, việc trưng cầu ý dân. Người khác có thể là đồng phạm.

4. Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

5. Hình phạt

Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi vi phạm, người phạm tội bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ từ 06 tháng đến 02 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có liên quan trực tiếp đến công tác bầu cử như thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử, phụ trách việc trưng cầu ý dân, lãnh đạo các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc các cấp…; Hành vi dân đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân vì kết quả bầu cử không chọ được những người có đủ phẩm chất, năng lực, không phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của người dân trong việc trưng cầu ý dân; quần chúng nhân dân khoogn tin tưởng vào kết quả bầu cử, kết quả trừn cầu ý dân, khoogn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước…thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 2. Bà Nguyễn Thị Thủy, trú tại xã Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn hỏi: Những người phải thực hiện cách ly tập trung vì dịch Covid-19 có được miễn chi phí ăn, ở, sinh hoạt tại nơi cách ly tập trung không? việc chi trả tiền khám và điều trị được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về cách lý y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19 quy định người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch, cụ thể như sau:

“a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này.

b) Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:

- Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;

- Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b khoản này, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.”

Như vậy, theo quy định tại điểm b, khoản 5 nêu trên thì người cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày (trường hợp họ là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được nhà nước miễn tiền ăn). Các chi phí khác như: Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung, chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung sẽ do nhà nước chi trả.

Trường hợp đến nơi cách ly phải điều trị các bệnh khác thì việc chi trả tiền khám và điều trị được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về cách lý y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

“7. Trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị như sau:

a) Người có thẻ bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

b) Người không có thẻ bảo hiểm y tế tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.”

Ngoài ra, đối với trường hợp, những người đang cách ly tập trung mà mắc bệnh Covid-19 thì sẽ được khám và điều trị miễn phí theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007: “…Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;”./.

  • Từ khóa