Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì

Chủ nhật, 24.03.2024 | 08:50:01
446 lượt xem

Thế núi Ba Vì vững trãi, sừng sững như một điểm tựa của Hà Nội. Các đỉnh nhọn như mác, núi Ba Vì vừa có dáng hùng vĩ lại vừa có thảm thực vật xanh mướt quanh năm.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 1

Theo các nghiên cứu khoa học, dãy núi Ba Vì được tạo lập bởi sự xâm thực, chia cắt các thềm đá gốc sông Hồng. Địa chất ở Ba Vì rất bền vững, được hình thành từ những cuộc chuyển động kiến tạo xảy ra vào khoảng 200 triệu năm về trước, thuộc các cánh cung Đông Dương và Nam Hoa.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 2

Vườn quốc gia Ba Vì được có tổng diện tích 9.702,41 ha, thuộc địa giới hành chính của 15 xã thuộc 3 huyện của TP Hà Nội và 2 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình. Trong ảnh là tầm nhìn từ đỉnh cao nhất xuống dòng sông Đà.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 3

Tại đỉnh Vua (đỉnh cao nhất) xây dựng tòa Báo Thiên Bảo Tháp năm 2010 với 13 tầng, cao 26,9m, thiết kế theo 4 phương, 8 hướng, cửa chính quay về hướng Nam.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 4

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc trên đỉnh Vua, theo hướng chính Nam. Bên trong đặt tượng Bác được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất theo tỉ lệ 1:1, mô phỏng theo bức ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, với tư thế Bác ngồi một tay cầm tờ báo nhân dân, một tay cầm cặp kính.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 5

Đỉnh Vua cao 1.296m so với mực nước biển, nơi đặt đền thờ Bác Hồ và tòa bảo tháp 13 tầng.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 6

Đỉnh Tản Viên cao 1.227m (đỉnh cao thứ hai), nằm dưới một mái núi thắt cổ bồng, là núi Tản Viên. Đền Thượng nằm trên đỉnh Tản Viên còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 7

Ảnh chụp 2 đỉnh cao nhất của Núi Ba Vì: Bên trái là đỉnh Vua cao 1.296m; bên phải là đỉnh Tản Viên cao 1.227m.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 8

Ảnh chụp toàn cảnh đền thờ Bác Hồ tọa lạc trên đỉnh Vua của núi Ba Vì.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 9

Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m, cao thứ 3 trong dãy núi Ba Vì.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 10

Khí hậu Ba Vì điển hình bởi sương mù bao phủ gần như quanh năm. Từ độ cao 300m, núi Ba Vì thường được bao bọc bởi lớp sương mỏng như khói. Từ cao độ 400m, khí hậu giống như Đà Lạt thu nhỏ, nơi có đồi thông gợi cảm với nét lãng mạn mơ màng. Từ độ cao 600m, ngay cả khi có nắng, sương vẫn bảng lảng trong cây, lá.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 11

Núi Ba Vì trong lành mát mẻ, nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Ở độ cao 500-700m nhiệt độ trung bình năm khoảng 19-20 độ C. Lên đến độ cao 900-1.000m, nhiệt độ trung bình năm giảm còn 18 độ C.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 12

Từ núi Ba Vì nhìn xuống sông Đà rất hiếm khi thấy rõ vì thường có mây mù bao phủ.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 13

Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim nhiệt đới; kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 14

Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây phong phú, đa dạng. Nơi đây đã ghi nhận 2.181 loài thực vật bậc cao thuộc 207 họ, 958 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), thông tre (Podocarpus nerrifolius), sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên... Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 896 loài cây thuốc.

Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì - 15

Thời gian có nắng ở Ba Vì kéo dài trong ngày ở sườn Tây, không gay gắt vào mùa hè. Mùa đông điển hình bởi thời tiết á nhiệt đới gió mùa ẩm. Ảnh chụp đỉnh Vua và tháp Báo Thiên rõ ràng khi vừa có một đám mây bay qua.


Theo dantri.com.vn

https://dantri.com.vn/du-lich/quan-sat-toan-canh-3-dinh-cao-nhat-cua-day-nui-ba-vi-20240322143052151.htm

  • Từ khóa